KỶ NIỆM 112 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ (8/3/1910 – 8/3/2022)

04:03:00 09/03/2022

          Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

         Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

         Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương họ rất rẻ mạt. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8/3/1899 nữ công nhân Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ công nhân ngành dệt và ngành may tại thành phố Chi-ca-gô và Nữu Ước. Mặc dù bọn tư bản ra tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức. Phong trào đấu tranh đã xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc đó là bà Cla-ra-zét-kin (người Đức) và bà Lô-ra Lúc-xăm-bua (người Ba Lan). Nhận thức sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907 hai bà đã phối hợp với Crup-xcai-a vận động thành lập Ban “Thư ký phụ nữ quốc tế”. Bà Cla-ra-zét-kin được cử làm Bí thư.

         Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (thủ đô Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày “Quốc tế phụ nữ” – Ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với khẩu hiệu:

  • Ngày làm 8 giờ.
  • Việc làm ngang nhau, tiền lương ngang nhau.
  • Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

       Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động toàn thế giới.

       Ý nghĩa của ngày Quốc tế Phụ nữ

         Trong 365 ngày của một năm, phụ nữ trên toàn thế giới có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống.

         Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: Họ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước, không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia.

         Ở nước ta, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.

         Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám Đốc Nguyễn Khoa Thi, năm 2022 đánh dấu mốc quan trọng vừa tròn 1982 năm kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

         Cuộc khởi nghĩa khắc dấu son đầu tiên trong lịch sử, đã khẳng định vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, làm vẻ vang, rạng rỡ non sông đất nước, tạo dựng nên truyền thống quý báu, niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.

        Buổi kỷ niệm tổ chức trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng cũng không kém phần quan trọng như: giao lưu văn hoá văn nghệ, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng, chống dịch Covid-19, kể lại lịch sử vẽ vang nhân kỷ kiệm 112 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

         Để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, các cơ quan, đoàn thể, gia đình thường tổ chức kỷ niệm ngày 8/3 rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp.

         Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý.

         Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, xin gửi đến những người Phụ nữ Việt Nam lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên mọi lĩnh vực để luôn xứng đáng với bốn phẩm chất đạo đức của Phụ nữ Việt Nam thời kỳ mới “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”.

 

 

Ánh Nhựt

Đánh giá:

 

                   

4.2/5 (6 bình chọn)

 

Đang xử lý...