BAO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẤP CỨU BỆNH VIỆN NĂM 2022

01:12:00 31/12/2022

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẤP CỨU NĂM 2022  

1.Kết quả cấp cứu người bệnh năm 2022:

Số lượt điều trị 6 tháng cuối năm thấp hơn so với 6 tháng cuối năm do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 đã tạm ổn. Tỷ lệ bệnh nhân nam với 1026 BN (65,31%) cao hơn nữ 1352 BN (72,96%), do đặc thù chuyên ngành bệnh lao và bệnh phổi: nhóm bệnh lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho ra máu do di chứng lao gặp ở nam nhiều hơn . Trên 93,03%  bệnh nhân đến điều trị đều là bảo hiểm y tế. Nhóm người trên 60 tuổi là nhóm điều trị nhiều nhất, tiếp đến là nhóm từ 36 – 60 và nhóm <= 35 tuổi. Người càng cao tuổi thì càng dễ mắc bệnh do suy giảm các chức năng cơ thể, nhóm 36-60 tuổi chiếm tỉ lệ  khá cao do đây là nhóm dịch tể của bệnh lao phổi mới. Trong năm, bệnh viện có 14,19% ca tử vong ghi nhận tại BV (do nhiệm vụ là tầng 3 tiếp nhận điệu trị BN COVID-19 nặng nên tỷ lệ tử vong trong 6 tháng đầu năm). Tỷ lệ bệnh nhân nặng xin về và chuyển viện còn chiếm tỷ lệ cao (18,72 % và 19,42 %).

số lượng Bệnh nhân tiếp nhận điều trị trong 6 tháng cuối năm 2022 tăng hơn 6 tháng đầu năm 2022, nhưng tỷ lệ chuyển viện trogn 6 tháng đấu tăng (11,01%) cao hơn 6 tháng cuối (7,71%), trường hợp bệnh nhân nặng xin về (11,12%) trong 6 tháng cuối năm 2022.

2.Chi tiết tình hình các bệnh điều trị cấp cứu:

Bảng 2:  Chi tiết tình hình các bệnh điều trị cấp cứu.

TT

Các mặt bệnh thường chuyển viện

Mã ICD

1

COVID-19 xác định (có kết quả xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 dương tính)

U07.1

2

U ác của phế quản và phổi

C34

3

Viêm phổi, tác nhân không xác định

J18

4

Viêm phổi do Klebsiella pneumoniae

J15.0

5

Lao đường hô hấp, không xác nhận về vi khuẩn học hoặc mô học

A16

Bảng 3: các thể bệnh ghi nhận tại khoa

Phân loại

Năm 2021

Năm 2022

Kết quả

Tỷ lệ

Kết quả

Tỷ lệ

 

Lao phổi AFB (+)

603

19,93

930

27,16

 

Lao phổi AFB (-)

120

3,97

50

1,46

 

Lao ngoài phổi

303

10,02

400

11,68

 

Lao đa kháng

388

12,83

115

3,36

 

Lao đang trị

118

3,9

23

0,67

 

Lao/HIV

76

2,51

109

3,18

 

COPD

517

17,09

648

18,93

 

HEN

61

2,02

65

1,9

 

VPCĐ

2.142

70,81

2452

71,61

 

VPBV

272

8,99

337

9,84

 

Ung thư

300

9,92

264

7,71

 

Các bệnh lý khác

115

3,8

52

1,52

 

COVID-19

-

-

573

16,73

 

Bảng 4: Chẩn đoán các bệnh tử vong

 

TT

Chẩn đoán Bệnh tử vong

1

Bệnh COVID-19 xác định

2

Nhiễm trùng thứ phát

3

Suy hô hấp/ARDS

4

Thuyên tắc phổi

5

Nhồi máu cơ tim

6

Viêm phổi

7

Nhóm bệnh khác

III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT:

   1. Ưu điểm trong phòng cấp cứu:

  • Độ ngủ bác sĩ, điều dưỡng đạt chuẩn cho cấp cứu tại bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện hạng II)
  • Tất cả nhân viên trong khoa đoàn kết, hỗ trợ trong các tua trực cấp cứu; luôn trao dồi chuyên  môn kỹ thuật, nâng cao tay nghề nhằm phục vụ cho bệnh nhân ngày càng tốt hơn.
  • Trang thiết bị hiện tại khoa tương đối đầy đủ cho công tác cấp cứu.
  • Thuốc cung ứng tương đối đầy đủ: Các thuốc tim mạch, các thuốc vận mạch, các thuốc chống choáng, dịch truyền…
  • Đảm bảo thực hiện tốt công tác cấp cứu ngoại viện, nội viện.
  • Tổ chức tập huấn bình bệnh án một số ca bệnh nặng, phức tạp.

    2.  Nhược điểm trong cấp cứu:

  • Do hạn chế về nhân lực, nên bác sĩ trực cấp cứu được điều động từ tất cả các ca lâm sàng trong đơn vị, chuyên môn năng lực của các bác sĩ khác nhau không đồng nhất.
  • Hầu hết đều thực hiện theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo về các lớp hồi sức cấp cứu cơ bản, nâng cao hoặc chuyên khoa.
  • Do tình hình biến động về nhân lực:  lãnh đọa khoa phải kiêm nhiệm thiếu bác sĩ, điều dưỡng luân phiên học nâng cao chuyên môn.

IV. PHƯƠNG ÁN CẢI TIẾN CẤP CỨU:

  1. Chiến lược về nhân sự:
  • Cử  Ekip (Bác sĩ, Điều dưỡng) tham gia các khoá đào tạo chuyên về hồi sức cấp cứu ngắn hạn, dài hạn.
  • Bổ sung thêm Bác sĩ, điều dưỡng cho khoa.

  2. Cải tiến các quy trình chuyên môn kỹ thuật:

  • Luôn cập nhật các phát đồ điều trị của Bộ Y tế: phát đồ chẩn đoán và điều trị hô hấp, phát đồ chẩn đoán và điều trị BV Phạm Ngọc Thạch, phác đồ điều trị của Bệnh viện Chợ Rẫy, phác đồ điều trị Bệnh viện Bạch Mai.

  3. Bổ sung thêm trang thiết bị y tế, thuốc:

  • Bổ sung thêm máy thở, máy monitor, máy tạo nhịp tim, máy khử khuẩn, máy sốc tim, máy lọc máu liên tục.

  4. Xây dựng kế hoạch đào tạo các chuyên đề liên quan đến các bệnh thường chuyển viện, các kỹ thuật hồi sức cấp cứu cơ bản.

  • Mời các báo cáo viên về bệnh viện chia sẽ kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn.
Đánh giá:

 

                   

4.2/5 (7 bình chọn)

 

Đang xử lý...